Dự án đầu tư xây dựng khu tượng đài Bà Triệu (ở Thanh Hóa), có quy mô khoảng 5 ha, gồm các hạng mục như nhà đón tiếp, sân, đường, quảng trường khu tượng đài và tượng đồng… với tổng số tiền hơn 250 tỉ đồng.
Theo đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn bản kết luận về mẫu pha’c thảo tượng đài Bà Triệu thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Bà Triệu (ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Mẫu pha’c thảo thiết kế tượng đài Bà Triệu. Ảnh: M.H
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cơ bản thống nhất mẫu pha’c thảo tượng đài Bà Triệu (thuộc nhóm dự án số 4) theo đề nghị của Ban Cán sự đảng UBND tỉnh tại tờ trình ngày 29.8.
Cùng với đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan tiếp thu, hoàn thiện và xin ý kiến cộng đồng để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai.
Được biết, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021-2026) trước đó, cũng đã thông qua Nghị quyê’t về chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt Bà Triệu.
Theo Nghị quyê’t, dự án sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tượng đài Bà Triệu (có quy mô khoảng 5 ha), trong đó có các hạng mục như: Nhà đón tiếp kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm; sân, quảng trường khu tượng đài; đường dạo xung quanh; đường lên núi…và xây dựng tượng đài Bà Triệu, với diện tích khoảng 1,4 ha (tượng cao 36m, chất liệu bằng đồng).
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 256 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh, vốn do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam quyên góp và nguồn huy động hợp pha’p khác khoảng 106 tỉ đồng, vốn do một tập đoàn tài trợ khoảng 150 tỉ đồng.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025 (không quá 4 năm). Chủ đầu tư là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.
Thông tin đến cơ quan báo chí về vấn đề trên, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đang trong giai đoạn chuẩn bị để công bố thông tin, xin ý kiến nhân dân về mẫu tượng đài Bà Triệu.
Thanh Hóa: Tượng đài con tàu tập kết gần 255 tỷ, bao giờ sẽ hoàn thành?
Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc gồm hạng mục chính là tượng đài con tàu tập kết có tổng mức đầu tư gần 255 tỷ, dự kiến sẽ hoàn thành sau 9 tháng khởi công.
Sáng 28/8, tại thành phố Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khởi công Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Theo tìm hiểu, trong các ngày 15/10/1954 đến ngày 01/5/1955, tại xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa thay mặt đồng bào miền Bắc đón 1.869 t.h.ư.ơ.n.g, b.ệ.n.h binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ ở miền Nam tập kết ra Bắc.
Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày cán bộ, chiê’n sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc; thể theo nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất giao cho thành phố Sầm Sơn bố trí quỹ đất để xây dựng Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Sau một thời gian chuẩn bị, Dự án Khu lưu niệm được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 3428 ngày 14/10/2014; phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng tại Quyết định số 2207 ngày 17/6/2015 và được điều chỉnh tại Nghị quyê’t số 322 ngày 21/9/2020 của HĐND tỉnh Thanh Hóa. UBND thành phố Sầm Sơn được giao làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng mức đầu tư là 254.924.702.000 đồng (Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 76.500 triệu đồng, vốn ngân sách thành phố Sầm Sơn và các nguồn huy động hợp pha’p khác là 178.500 triệu đồng). Trong đó, ngân sách tỉnh Thanh Hóa bảo đảm cho công tác giải ph0’ng mặt bằng và đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật; phần kinh phí xây dựng toàn bộ tượng đài do Hội cán bộ, chiê’n sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc huy động từ các nguồn xã hội hóa.
Quy mô đầu tư dự án gồm: Khu A, với diện tích 13.580m2, gồm các hạng mục: Tượng đài con tàu tập kết, nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp, kết hợp chiếu phim tư liệu; phù điêu lớn hình cánh cung và công trình phụ trợ. Khu B có diện tích 1.985m2, gồm 3 lán trại mô phỏng lại nơi ăn ở, sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiê’n sỹ học sinh miền Nam, giếng nước, cây xanh cảnh quan và công trình phụ trợ. Ngoài ra còn có con đường ký ức với chiều dài 1,115km, tuyến nhánh đại lộ Nam sông Mã đến khu B với chiều dài 665m; Công viên chuyên đề diện tích 23.864,8m2.
Sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng theo quy định của pha’p luật, Hội đồng nghệ thuật tư vấn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Liên lạc đồng bào, cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã tổ chức các phiên họp theo quy định để lựa chọn mô hình thiết kế tượng đài và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyê’t định.
Theo đó, tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, phê duyệt đề cương tượng đài Con tàu tập kết và phù điêu hình cánh cung, nhà trưng bày hiện vật, đón tiếp kết hợp với chiếu phim tư liệu và các công trình phụ trợ… đảm bảo để tiến hành các bước thủ tục khởi công dự án.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố Sầm Sơn đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Mỹ thuật Viễn Đông và Công ty TNHH Xây dựng Đức Long để triển khai tổ chức thực hiện theo quy định, với yêu cầu đảm bảo ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa của công trình, tái hiện được hình ảnh của lịch sử dân tộc ta, nhất là những chuyến tàu đưa đồng bào, cán bộ, chiê’n sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.