Trang chủ » Đời sống
10/01/2023 09:48

Đx3037

Nhiều người muốn được tư vấn đầu tư điện mặt trời nhưng sau đó đều đổ tiền vào bất động sản chờ tăng giá.

Nhiều người hỏi “giờ có hai tỷ đồng, đầu tư điện mặt trời được không”?

Thời điểm trước 30/6/2019, khi giá bán điện còn 9.35 cent thì đầu tư có lời. Nhưng tất cả vào bình luận đều nói đầu tư vào bất động sản. Thử hỏi ai cũng có tiền bỏ tiền vào bất động sản thì ai tạo ra của cải cho xã hội?

Hãy làm những việc có thể giúp cho xã hội và mọi người cùng phát triển, đừng cứ hễ có bao nhiêu tiền cũng nghĩ đến mua đất để dành. Không có đất nước nào phát triển mà suốt ngày cứ mua bán đất trao qua, trao lại như VIệt Nam mình cả.

Chúng ta cần giảm bớt quan niệm xưa, cho rằng phải mua đất, cất nhà. Thay vào đó hãy sống theo nhu cầu, khả năng thực sự của bản thân mình.

Ảnh minh họa

Bạn có thể ổn định sớm khi mua trả góp một căn hộ khu nhỏ vực gần trung tâm (1,5-2 tỷ đồng) và đảm bảo được sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày. Còn hơn phải mua một căn nhà chật chội, cũ kỹ trong hẻm sâu, nhỏ và xa xôi. Tương lai còn phải đầu tư 500 triệu đến một tỷ đồng để xây sửa lại.

Nhiều người nói căn hộ không có giá trị sau này, nhưng đó là điều của ít nhất 30 năm sau nữa. Ngần ấy năm tiện nghi sinh hoạt hàng ngày còn có giá trị thực sự lớn hơn nhiều, bởi vì bạn chỉ có một lần để sống.

Tất nhiên để ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất như hiện tại thì cần phải có những biện pháp mạnh hơn như: Đánh thuế nặng từ bất động sản thứ hai trở lên theo khung lũy tiến bậc thang; Có hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng đất, nếu để trống quá lâu (một – ba năm) sẽ bị xử lý; Hạn chế việc sở hữu đất lâu dài, tiến tới giới hạn sở hữu đất 30-70 năm tùy đặc thù,…

Khi đó, chắc chẳng ai còn hứng thú với việc đầu tư bất động sản.Nếu nguồn tiền sẽ quay sang đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ sản xuất, nghiên cứu, starup…thì xã hội chẳng phải sẽ tốt đẹp hơn sao!

Môi giới bất động sản “ngậm ngùi” đi bán bún bò mưu sinh cận Tết: Xa rồi thời kiếm tiền tỷ mỗi tháng

KMôi giới bất động sản (BĐS) vất vả kiếm việc chân tay để làm có thu nhập lo Tết cho gia đình. Trên trang cá nhân, hình ảnh rao bán đất nhường chỗ cho những hình ảnh bán bún bò, những cuốc xe ôm cận Tết…

Anh V có kinh nghiệm gần 5 năm trong lĩnh vực môi giới nhà đất tại thị trường Đồng Nai. Hiện tại, do không bán được hàng, anh đi bán bún bò phục vụ dân cư trong khu vực. Thời điểm từ năm 2018 đến nay, dù thị trường BĐS nhiều biến động, thu nhập của anh vẫn khá ổn định.

Thậm chí, có giai đoạn anh kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ nghề môi giới. Tuy nhiên, hiện anh lao đao về tài chính khi không có thu nhập. Ban đầu anh nhận đi giao bún bò cho người quen để kiếm thu nhập theo ngày. Hiện tại, vợ chồng anh V ở một quán bún nhỏ ven đường.

Trang cá nhân của anh V, vốn là nơi đăng tin rao bán nhà đất thì hiện tại nhường chỗ cho những hình ảnh bán bún bò, những cuốc xe rao hàng đến cho khách…

Nhiều môi giới đi bán bún bò kiếm thêm thu nhập (Ảnh: Internet)

“Dù không phải công việc chính nhưng có việc làm ăn lúc này là mừng rồi. Nếu chỉ trông chờ vào nghề môi giới hay đầu tư BĐS thì chết đói. Cả thị trường đất nền khu vực hiện rất chậm”, anh V cho hay.

Từ thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, hoạt động đầu tư mua bán khu vực chậm nhịp. Đến hiện tại, nhiều môi giới, nhà đầu tư thất nghiệp hoặc kiếm kế sinh nhai ở nghề khác.

Hiện nay nhiều môi giới tạm nghỉ hoặc bỏ nghề làm công việc khác nhưng cũng có những môi giới nỗ lực bám trụ, chờ sóng thị trường hồi phục.

Từng hoạt động sôi nổi tại thị trường này gần 3 năm nay, hiện anh H rơi vào cảnh nhờ tiền trợ cấp từ người thân. Do chưa lập gia đình nên gánh nặng mưu sinh với anh H đỡ hơn nhiều so với môi giới khác. Qua lời kể của anh H, hiện các anh em làm chung team kinh doanh đợt trước đã nghỉ 70-80%. Đa số đi kiếm việc khác làm, hoặc tạm thời nghỉ việc về quê.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 1.000 sàn giao dịch, hiện gần một nửa trong số này phải đóng cửa. Số còn lại thì khá chật vật để duy trì bộ máy, bao gồm cắt giảm nhân sự – lương đồng loạt, làm việc không chế độ. Nhiều sàn giao dịch không lấy được tiền phí môi giới từ chủ đầu tư nên lâm cảnh khó khăn “chồng chất”.

Lực lượng môi giới giảm ít nhất 30% trong hơn 1 năm qua. Có thể nhiều môi giới mất việc bị động do các sàn phải đóng cửa còn lại họ chủ động bỏ nghề, đổi việc vì thấy mình không còn phù hợp.

 

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM